Chị em sinh ba gặp lại nhau sau cả chục năm chia cách
Theo chuyên trang quân sự The War Zone, truyền thông Algeria tiết lộ các phi công Algeria đang được huấn luyện tại Nga để có thể tiêm kích và Algeria có thể nhận được những chiếc Su-57 xuất khẩu đầu tiên vào cuối năm nay. Giá trị đơn hàng và số lượng tiêm kích chuyển giao không được tiết lộ. Tập đoàn quốc phòng Rosoboronexport của Nga hôm 10.2 cho biết một đối tác nước ngoài sẽ nhận tiêm kích Su-57 trong năm nay. Chiếc tiêm kích thế hệ 5 của Nga cũng được giới thiệu tại triển lãm hàng không Ấn Độ diễn ra từ đầu tuần này. Giới chức Nga chưa bình luận về thông tin sẽ xuất khẩu Su-57 cho Algeria.Một số nguồn tin cho hay Algeria có thể nhận 6 chiếc Su-57 đầu tiên, song thông tin này chưa được xác thực. Trong khi đó, tốc độ sản xuất loại máy bay này cũng bị đặt dấu hỏi. Không quân Nga nhận ít nhất 6 chiếc Su-57 vào năm 2022, hơn 10 chiếc vào năm 2023 và chỉ khoảng 2 hoặc 3 chiếc vào năm ngoái, theo The War Zone. Các lệnh cấm vận Nga cũng ảnh hưởng đáng kể đến năng lực sản xuất Su-57.Phiên bản xuất khẩu Su-57E được giới quân sự dự báo sẽ cắt giảm một số công nghệ, song mẫu phi cơ này nếu được trang bị cho Không quân Algeria thì vẫn sẽ trở thành sự bổ sung đáng chú ý khi so sánh với không quân các nước láng giềng châu Phi. Algeria cũng đang có trong biên chế các phi cơ của Nga như Su-30MKA, MiG-29, Su-24MK2, các trực thăng Mi-24 và Mi-28.Theo tài liệu của quân đội Nga, Su-57 có khả năng bay “gấp đôi tốc độ âm thanh” (tương đương 2.500 km/giờ), trần bay 20 km và bay được gần 3.000 km trước khi phải tiếp nhiên liệu, Newsweek cho hay.Chiếc tiêm kích còn được biết đến như “kho vũ khí trên không” khi có thể trang bị nhiều loại vũ khí phục vụ cho từng mục đích cụ thể. Su-57 có thể mang tên lửa không đối không R-77M có tầm bắn gần 200 km, bom, tên lửa đối đất (như Kh-69) hoặc tên lửa chống hạm. Tải trọng vũ khí của Su-57 lên đến 14 - 16 tấn, nhiều hơn so với các loại máy bay đối thủ nhờ thiết kế sử dụng vật liệu composite.Hơn 20.000 căn nhà đã được cấp sổ hồng
Đối với Kiều Minh Tuấn, 2024 là một năm thành công khi anh vẫn được khán giả yêu mến trong chương trình 2 ngày 1 đêm. Song song đó, Kiều Minh Tuấn còn góp mặt trong những dự án điện ảnh như Gặp lại chị bầu và Cô dâu hào môn.Ngoài ra, Kiều Minh Tuấn còn tiết lộ trong thời gian vừa qua anh được nhiều bạn bè, đồng nghiệp đề nghị ra mắt với vai trò ca sĩ. Nam diễn viên 8X cũng thừa nhận rằng mình là một người thích hát nên sẽ cân nhắc lời đề nghị này.Kiều Minh Tuấn sinh năm 1988 tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau thời gian hoạt động ở lĩnh vực kịch nói, Kiều Minh Tuấn bắt đầu được chú ý ở mảng điện ảnh. Anh ghi dấu trong lòng khán giả qua những tác phẩm như Nắng, Nắng 2, Em chưa 18, Hạnh phúc của mẹ, Lật mặt 3 - Ba chàng khuyết, Chị 13 - Ba ngày sinh tử, Tiệc trăng máu, Chìa khóa trăm tỉ…
Tiến sĩ ngành dược quê 'đất võ' và câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng
Các dãy trọ gần các khu công nghiệp ở Q.Bình Tân được coi là "thủ phủ nhà trọ" ở TP.HCM, tập trung công nhân, lao động tự do đến thuê. Xóm trọ trên đường Trần Thanh Mại (Q.Bình Tân) rộn ràng tiếng cười đùa, vui chơi của trẻ con. Ba mẹ không ở nhà, các em tự bày trò chơi với nhau, thỉnh thoảng có tiếng dặn dò cẩn thận của ông quản lý ở phòng đầu tiên của dãy trọ. Ông là Nguyễn Văn Sang (69 tuổi, quê ở Tiền Giang), quản lý dãy trọ đến nay đã 15 năm. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Sang nói rằng khi còn trẻ, ông làm thợ hồ, dãy trọ ở hiện tại cũng là công trình ông từng làm. Do tuổi cao, không còn sức để làm thợ hồ và được chủ nhà tin tưởng, ông nhận làm quản lý dãy trọ. Căn phòng nhỏ chưa đến 8 m2 chất đầy bình nước để người thuê đến đổi, có thêm chiếc võng nằm nghỉ và chiếc tivi cũ kỹ là nơi ở của ông Sang. 15 năm qua, chưa năm nào ông về nhà ăn tết dù ở quê vẫn còn bà xã.Ông Sang có hai người con nhưng người con trai đầu mất cách đây không lâu. Với ông, tết cũng như ngày thường thậm chí vắng vẻ hơn vì người thuê trọ về quê cùng gia đình, người thân. Tuy nhiên, ông không thấy buồn vì đã quá quen cuộc sống một mình suốt bao năm qua. Chủ nhà trả ông Sang mỗi tháng 5 triệu đồng, không tính tiền phòng, dù không nhiều nhưng ông đủ trang trải khi về già. Dãy trọ có 88 phòng, được mọi người thuê gần hết, hằng ngày họ làm công nhân tại các công ty trên địa bàn. "Một mình tôi ăn tết ở đây, bao năm như vậy rồi nên thấy cũng bình thường. Tết cũng như ngày thường, người ở miền Tây họ về quê ăn tết, một số người ở xa quá họ cũng đành ở lại phòng trọ. May mắn tôi vẫn khỏe, không hay bệnh vặt nên không có gì đáng lo ngại. Tôi về quê ăn tết phòng trọ sẽ không có ai trông, phải ở lại đảm bảo an toàn cho cả xóm trọ", ông Sang bày tỏ. Chị Nguyễn Thị Trường (39 tuổi, quê ở Nghệ An) cũng quyết định ở lại TP.HCM ăn tết vì không đủ chi phí cho cả gia đình về quê. Hơn nữa, dịp 30.4 vừa qua, mẹ bị tai nạn, chị phải về chăm sóc nên hiện không có đủ điều kiện để về. Làm công nhân hơn 15 năm, thu nhập hàng tháng của chị dành dụm để nuôi hai con (con đầu học lớp 9, con thứ hai học lớp 4) ăn học và trang trải chi tiêu hằng ngày. Ở lại xóm trọ, chị Trường ngậm ngùi khi nhìn cảnh hàng xóm xách vali về quê. Dù vậy, chị vẫn cố kìm nén để nước mắt không rời, tự dặn mình ở lại để dành dụm tiền lo cho các con. Với chị, tương lai của hai con là trên hết nên chấp nhận chịu khổ để các con được học hành đầy đủ. "Ở xa quê, xa cha mẹ không về quê ăn tết được cũng tủi thân lắm. Giờ về ăn tết cũng được nhưng sợ ra năm vào không có tiền tiêu xài nên đành gửi cho cha mẹ 3 – 4 triệu động viên. Ở lại, tết cũng như ngày thường, thậm chí trống vắng hơn", người phụ nữ nói. Qua báo Thanh Niên, chị mong muốn gửi lời chúc từ xa đến cha mẹ, người thân ở quê bằng tất cả tấm lòng chân thành, trân quý. "Cha mẹ tôi quê ở Nghệ An còn quê chồng ở Quảng Nam. Tôi mong cho cha mẹ hai bên khỏe mạnh, sống lâu với con cháu và sẽ cố gắng kiếm tiền để về thăm cha mẹ. Tôi nhớ cha mẹ nhiều lắm". Ông Trần Thanh Phong (quê ở TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) lên TP.HCM thuê trọ, buôn bán quần áo kiếm sống. Năm nay khoảng 28 tết, sau khi công nhân về quê, ông cũng dọn dẹp hàng hóa, xách vali về nhà ăn tết. Dù khó khăn đến mấy, ông cũng đi xe máy về đón tết với gia đình. Không có tiền thưởng như công nhân, ông hy vọng tháng cuối năm thu nhập nhiều hơn để có tiền trang trải dịp tết. "Về quê có cha mẹ, anh em hơn nữa quê tôi cũng không quá xa nên đi lại dễ dàng. Hồi xưa tôi cũng đi làm công nhân, buôn gạo, buôn trái cây… làm đủ nghề. Dù thu nhập ra sao tôi cũng cố gắng về quê vì tết là dịp cả gia đình sum vầy. Tôi nghĩ rằng, tiền sang năm mới có thể kiếm được nên tốn bao nhiêu cũng về quê, trân quý khoảnh khắc sum họp gia đình", người đàn ông nói.
Đáng chú ý, ngày 1.4, nhiệt độ cao nhất nhiều nơi trên 39 độ như: Hương Khê (Hà Tĩnh) 39,7 độ C, Đồng Hới (Quảng Bình) 39,2 độ C, Đông Hà (Quảng Trị) 39,2 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 40 - 45%… Khu vực Nam bộ có nắng nóng diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 36 độ C.
‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ là phiên bản nam của ‘Chị đẹp đạp gió rẽ sóng’?
Cả hai mẫu xe này đều thiết kế theo phong cách thể thao với việc trang bị thêm bộ bodykit giúp ngoại hình xe trông trẻ trung, năng động hơn. Trong khi Toyota Vios phiên bản GR-S sử dụng bộ mâm 15 inch sơn màu đen thì Honda City phiên bản RS nổi trội hơn với bộ mâm 16 inch sơn phay.